Lập kế hoạch cụ thể SEO website lên top Google


Việc SEO website lên top google tại Đồng Tháp nói riêng, SEO web lên top Google nói chung cần 1 kế hoạch cụ thể để triển khai. Việc hoạch định kế hoạch càng rõ ràng, cụ thể sẽ dễ dàng hơn khi bắt tay vào thực tế, đồng thời, giúp nhìn rõ hơn kế hoạch và triển khai, cũng như ngân sách để chi cho việc SEO website lên top Google.


Lập kế hoạch cụ thể SEO website lên top Google

Việc SEO website lên top google tại Đồng Tháp nói riêng, SEO web lên top Google nói chung cần 1 kế hoạch cụ thể để triển khai. Việc hoạch định kế hoạch càng rõ ràng, cụ thể sẽ dễ dàng hơn khi bắt tay vào thực tế, đồng thời, giúp nhìn rõ hơn kế hoạch và triển khai, cũng như ngân sách để chi cho việc SEO website lên top Google.

Thietkewebdongthap.vn – chuyên thiết kế website, SEO website lên top Google tại Đồng Tháp – Tiền Giang. Khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ hotline 0963642426 để chúng tôi tư vấn và báo giá cụ thể.

1/ Tiến hành nghiên cứu, phân tích website

Trước khi tiến hành SEO website hay tiếp nhận SEO website từ 1 bên đã SEO cũ, hiện trang website và vị trí của các từ khóa cần phải kiểm tra cụ thể, vị trí đã đạt được, từ khóa nào chưa top...

+ Kiểm tra tốc độ load trang, hiện trạng đã tối ưu. Sử dụng công cụ Google PageSpeed Insights chẳng hạn.

+ Kiểm tra lại cấu trúc website: link chuẩn SEO, các file robots.txt, sitemap.xml,...

+ Các lỗi SEO kỹ thuật liên quan đến 404, 403, link hỏng, ... thông qua công cụ như Screaming Frog hoặc Ahrefs.

2/ Bắt đầu hoạch định kế hoạch nghiên cứu từ khóa

- Sử dụng công cụ như Google Keyword Planner, Ahrefs, hoặc SEMrush để tìm từ khóa chính. Sau đó xác định từ khóa cần SEO tập trung, từ khóa ngách, từ khóa dài...

- Sử dụng các thông tin như Google Trends để theo dõi xu hướng, các thông tin nào tìm nhiều...

3/ Tiến hành thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh

Kiểm tra và phân tích các đối thủ. Thường các vị trí 1-5 trong kết quả tìm kiếm Google có ảnh hưởng rất quan trọng, người dùng thường click vào liên kết nhiều hơn từ 5-10. Và giảm dần khi sang Tab 2.

Thực hiện phân tích, kiểm tra nội dung cũng như backlink, internal link và chiến lược SEO của đối thủ.

4/ Tiến hành SEO onpage

Thông qua việc tối ưu chuẩn SEO trên trang của website, đảm bảo chức năng thân thiện với Google thông qua mobile friendly... đảm bảo các màn hình từ laptop đến mobile, tablet đều không bị vỡ giao diện, bố cục ổn định.

+ Kiểm tra nội dung:

Thực hiện chỉnh sửa, bổ sung nội dung đầy đủ, cần dài từ 800-1000 từ/trang. Đảm bảo các nội dung phù hợp, chất lượng và độc đáo.

Các thẻ H1, H2, H3 hợp lý, trong đó các từ khóa chèn vào H1, H2, H3... và thẻ h1 là duy nhất, không bị trùng.

+ Tối ưu cho các tag: trong đó tag title, description. Title tag cần dưới 60 ký tự, và description tag dưới 160 kỳ tự... có chèn từ khóa vào, ...

+ Link và hình ảnh

Bảo đảm link ngắn gọn, từ khóa về bên trái, link không dấu và không quá dài. Càng dài thì sức SEO của link càng kém đi.

Hình ảnh đảm bảo nhẹ, load nhanh, thẻ alt có chứa từ khóa và mô tả hình ảnh đó có nội dung gì để bot Google ghi nhận.

+ Thực hiện liên kết nội

Theo hướng qua lại các từ, các trang liên quan, tạo liên kết bền và tăng sức mạnh cho SEO, đồng thời điều hướng khách hàng, giúp khách hàng đọc bài lâu hơn và ở lại web lâu hơn.

5/ Xây dựng Off-page SEO (Backlink)

Backlink có vai trò quan trọng, giúp gia tăng uy tín cho website, đồng thời thúc đẩy traffic truy cập lùa về web chính.

+ Xây dựng các backlink chất lượng, đúng ngành nghề, lĩnh vực đang kinh doanh và có điểm cao. Kiểm tra DA (Domain Authority) chất lượng, uy tín, có tuổi tên miền lâu càng tốt.

+ Xây dựng thêm các backlink từ khai báo doanh nghiệp: Google My Business, Yellow Pages.

+ Tạo các liên kết từ Mạng xã hội, thông qua việc đặt link trên Facebook, Youtube, tiktok...

Mạng xã hội không chỉ tạo link về web, còn tăng traffic truy cập và nâng cao chất lượng, quảng bá thương hiệu.

6/ Thực hiện kiểm tra, đo lường, cải thiện

Thông qua các công cụ phân tích FREE của Google như:

     - Google Analytics: Theo dõi lưu lượng truy cập, hành vi người dùng.

     - Google Search Console: Theo dõi thứ hạng từ khóa, CTR, và lỗi kỹ thuật.

Tiến hành đánh giá, phân tích và hiệu chỉnh nếu cảm thấy cần thiết.

Việc SEO đòi hỏi thời gian dài, tránh nóng vội và lạm dụng SEO mũ đen, sử dụng các tool để nhanh đạt top Google, dễ dàng bị Google phát hiện và phạt lỗi.


Các vấn đề liên quan đến website cần có sự hỗ trợ từ phía làm website, trong đó, hạ tầng kỹ thuật như server, cache, tốc độ xử lý... cần tính toán kỹ càng. Trong nhiều trường hợp, cần phải nâng gói hosting để thúc đẩy tốc độ load trang, truy xuất dữ liệu nhanh hơn... hoặc cắt ngắn các liên kết làm nặng website.